05 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI PHỎNG VẤN

Việc chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đề cập là rất cần thiết để có được một buổi phỏng vấn thành công. Và cũng chính vì những dạng câu hỏi này quá quen thuộc nên nhà tuyển dụng sẽ mong chờ một câu trả lời rõ ràng và mạch lạc từ ứng viên. Điều này không có nghĩa là bạn cần học thuộc lọc tất cả những câu trả lời đã chuẩn bị, mà chỉ cần nắm được những ý chính cho câu trả lời để không bị lúng túng hoặc ấp úng trong lúc trả lời là được. Câu trả lời của bạn sẽ trở nên thuyết phục hơn rất nhiều nếu bạn có sự chuẩn bị từ sớm, đặc biệt là hiểu được nhà tuyển dụng kỳ vọng những gì từ bạn.

                                         

Dưới đây là top 05 câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên của mình trong quá trình phỏng vấn, cùng với đó là những gợi ý cho một câu trả lời ổn nhất. Ngoài ra, các bạn cũng cần tìm hiểu thêm những câu hỏi khác mà bạn có thể sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn của mình, để sự chuẩn bị thêm kỹ lưỡng.

 

Câu 1: Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?

Đây là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hầu như luôn đặt ra và khi bạn gặp câu hỏi này, hãy đề cập đến những điểm mạnh nhất của bạn, tập trung  những phẩm chất, sẽ giúp bạn chứng minh mình đủ điều kiện cho công việc cụ thể và làm bạn nổi bật so với những ứng viên khác. Nó cũng rất quan trọng để cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có những phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong số những ứng viên mà họ sẽ thuê. Kèm theo những điểm mạnh là những ví dụ thuyết phục từ thực tế mà bạn đã trải qua.

        -Câu trả lời tốt nhất-

Tôi tự hào về kỹ năng phục vụ khách hàng và khả năng giải quyết những tình huống khó khăn của mình. Với năm năm kinh nghiệm làm cộng tác viên dịch vụ khách hàng, tôi đã học được cách hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng một cách hiệu quả. Thêm vào đó, tôi cũng có kỹ năng giao tiếp tốt, điều này càng giúp tôi làm việc tốt hơn với khách hàng, thành viên trong nhóm và giám đốc điều hành. Tôi được biết đến như là một thành viên hiệu quả của nhóm.

 

Câu 2: Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Một dạng câu hỏi phổ biến khác là nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về điểm yếu của mình. Mặc dù câu hỏi là về những điểm yếu, câu trả lời của bạn cần phải được xoay quanh các khía cạnh tích cực của kỹ năng và khả năng mà bạn đã rút ra được thừ thất bại đó. Điêu này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người biết cách tiếp thu và học tập từ những thất bại để trở nên tốt hơn. Hoặc đơn giản là để cập đến điểm yếu và cách mà bạn đã khắc phục được điểm yếu đó như thể nào rong công việc cũng là một câu trả lời hợp lý. Dưới đây là một vài ví dụ:

 

Kỹ năng tổ chức không phải là điểm mạnh nhất của tôi, nhưng tôi đã thực hiện một hệ thống quản lý thời gian giúp việc tổ chức của tôi trở nên hiệu quả hơn.

 

Tôi muốn đảm bảo rằng công việc của tôi là hoàn hảo, vì vậy tôi có xu hướng có  dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra lại những gì mình đã làm. Tuy nhiên, tôi đã đạt được sự cân bằng bằng cách thiết lập một quy trình để đảm bảo tất cả mọi thứ được thực hiện trôi chảy và chính xác từ đầu đến cuối.

 

Tôi đã từng thích hoàn thành một công việc nào đó trước khi bắt đầu một công việc khác, tuy nhiên, tôi đã học được cách làm việc với nhiều dự án cùng lúc và tôi nghĩ rằng điều đó cho phép tôi trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn trong những công việc mình làm.

 

Câu 3: Hãy cho tôi biết nhiều hơn về bạn

Người phỏng vấn đôi khi sẽ bắt đầu một cuộc phỏng vấn với một câu hỏi mở như "Hãy nói cho tôi biết nhiều hơn về bạn." Đó là một cách để phá vỡ khoảng cách và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình phỏng vấn. Đồng thời cũng là cách nhà tuyển dụng thấy được con người của bạn, từ đó xem xét liệu bạn có phù hợp với công việc hay không. Chia sẻ quá nhiều hoặc quá ít thông tin không phải là một ý tưởng hay. Người phỏng vấn không muốn biết tất cả mọi thứ về bạn, nhưng tiết lộ quá ít có thể làm cho họ tự hỏi tại sao bạn không được cởi mở.

 

Mặc dù có thể bạn muốn chia sẻ danh sách các bằng cấp, kinh nghiệm của bạn phù hợp nhất cho công việc. Nhưng cách tiếp cận từ tầm thấp hơn sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ cá nhân với người phỏng vấn.

 

Hãy thử bắt đầu bằng cách chia sẻ một số sở thích của bản thân và không liên quan trực tiếp gì đến công việc của bạn. Ví dụ có thể bao gồm sở thích mà bạn thường dành thời gian như: thiên văn học, cờ vua, ca hát, chơi gôn, quần vợt, hoặc nhảy múa. Từ đó liên kết chúng với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

 

Ví dụ tập Yoga giúp thể hiện cho khía cạnh lành mạnh, tràn đầy năng lượng của bạn là điều đáng nhắc đến. Các sở thích trí tuệ như đọc sách hoặc giải quyết các câu đố ô chữ sẽ giúp bạn thể hiện trí tuệ của mình. Sở thích như chơi gôn, quần vợt và thưởng thức ẩm thực có thể có giá trị nếu trong công việc mới của mình bạn cần có mối quan hệ tốt với khách hàng.

 

Câu 4: Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn, "Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?" họ thực sự hỏi, "Cái gì làm bạn phù hợp nhất cho vị trí này?" Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này phải như là đang "bán hàng", thật súc tích, giải thích những gì bạn có để thuyết phục nhà tuyển dụng.

 

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần lập danh sách các yêu cầu cho vị trí/ công việc mà bạn đang ứng tuyển, bao gồm các đặc điểm tính cách, kỹ năng và trình độ. Sau đó, lập một danh sách những phẩm chất mà bạn có phù hợp với những yêu cầu công việc này. Đối với mỗi phẩm chất đáp ứng được, hãy nghĩ đến một khoảng thời gian cụ thể mà bạn đã sử dụng phẩm chất đó để đạt được một thành quả nhất định trong công việc. Bạn có thể nghĩ bên ngoài mô tả công việc và xem xét kỹ năng và thành tích nào của bạn làm cho bạn một ứng cử viên tốt hơn so với các ứng viên cạnh tranh. Ví dụ: có thể bạn có một chứng nhận bổ sung, giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty so với người bán hàng thông thường.

 

Bạn nên có câu trả lời ngắn gọn - không quá một hoặc hai phút. Vì vậy, hãy chọn một hoặc hai phẩm chất cụ thể từ danh sách mà bạn đã tạo ra để nhấn mạnh vào "lời chào hàng" của bạn. Bắt đầu bằng cách giải thích những gì bạn tin rằng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và làm thế nào bạn đáp ứng được kỳ vọng từ nhà tuyển dụng.

 

Câu 5: Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu?

Cho dù cuộc phỏng vấn việc làm diễn ra tốt đẹp như thế nào đi chăng nữa, sẽ luôn có một câu hỏi khiến bạn khựng lại đôi chút. "Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu?" là một câu hỏi đơn giản nhưng lại cần một câu trả lời là rất phức tạp. Bạn muốn nhắm mục tiêu là mức lương cao, nhưng lại sợ đặt bản thân mình vượt ra khỏi giới hạn. Mặt khác, nếu mục tiêu của bạn quá thấp, có thể bạn sẽ rời khỏi phòng tuyển dụng với sự tiếc nuối.

Tùy thuộc vào mức độ bạn muốn công việc này đến đâu, nhu cầu cá nhân và hoàn cảnh của bạn, bạn có thể tìm ra một con số cụ thể và tự tin đặt vấn để với nhà tuyển dụng. Nếu bạn ứng tuyển cho công việc cùng ngành, thì có thể bạn nắm được mức lương trung bình. Hoặc bạn có thể nghĩ đến một mức tăng cao hơn so với mức lương ở vị trí cũ. Đó có thể là một điểm khởi đầu tốt., nâng mức lương hiện tại lên 15% đến 20%, tạo cho bạn động lực chuyển đổi công ty và vẫn nằm trong phạm vi hợp lý của ngành tại mức kinh nghiệm của bạn. Hãy nhớ rằng, chỉ cung cấp mức lương mà bạn cảm thấy chấp nhận được và trang trải đủ sống. Nếu bạn đang chuyển đến một vị trí có trách nhiệm cao hơn hoặc trong một ngành, một lĩnh vực khác, thì bạn nên làm một số nghiên cứu về vị trí và giá trị của công việc đó cùng với mức lương trung bình trong ngành.

Nguồn: jobtest
  1. Chia sẻ  

Xem các tin khác

  1. Bí quyết xin việc khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc
  2. Công việc nào phù hợp với tính cách của bạn?
  3. Làm gì để bắt đầu một công việc mới với tràn ngập cảm hứng
  4. 6 cách thúc đẩy động lực làm việc
  5. 8 câu hỏi trước khi quyết định chuyển nghề
  6. 9 gợi ý cho người tìm việc
  7. Sự hài hước là chìa khóa bức phá nơi công sở
  8. Sai lầm cơ bản của những ai muốn thành công: Chăm chăm quản lý thời gian mà bỏ quên đi điều quan trọng này

Tìm công việc mơ ước